SWITCH B/L: MUA BÁN 3 BÊN VÀ QUY TRÌNH THAY ĐỔI B/L > EximShark.Com

SWITCH B/L: MUA BÁN 3 BÊN VÀ QUY TRÌNH THAY ĐỔI B/L

Trong một trường hợp đặc biệt, công ty bạn không phải là người xuất khẩu thực sự, cũng không phải là người nhập khẩu thực sự mà đơn giản chỉ là người trung gian mua của bên xuất khẩu và bán cho bên nhập khẩu để “ăn chênh lệch”.

1.       Lý do cần Switch B/L?

Trong một trường hợp đặc biệt, công ty bạn không phải là người xuất khẩu thực sự, cũng không phải là người nhập khẩu thực sự mà đơn giản chỉ là người trung gian mua của bên xuất khẩu và bán cho bên nhập khẩu để “ăn chênh lệch”.

Ví dụ:

  1. A: Người bán thực sự ở Ấn Độ là nhà sản xuất và bán cho người trung gian B
  2. B: Người trung gian ở Việt Nam mua hàng từ A và bán lại cho C
  3. C: Người mua thực sự ở Mỹ là người nhận hàng

Vấn đề vô cùng quan trọng mà công ty trung gian của bạn cần giải quyết được đó là (i) hàng phải được giao thẳng từ nước sản xuất đến nước nhập khẩu để giảm tối đa chi phí; đồng thời (ii) bên xuất khẩu thực sự và bên nhập khẩu thực sự không biết thông tin của nhau tránh việc họ sẽ mua bán trực tiếp mà không cần đến công ty trung gian nữa. Đây chính là lúc bạn cần sử dụng đến nghiệp vụ Switch B/L.

2.       Incoterms và phương thức thanh toán khi làm Switch B/L?

Muốn làm Switch B/L quan trọng nhất là chọn đúng điều kiện Incotermsđúng phương thức thanh toán để công ty trung gian của bạn có thể chủ động trong vấn đề thực hiện nghiệp vụ Switch B/L.

  1. Công ty trung gian phải luôn luôn giành quyền book tàu. Để làm được việc này thì hợp đồng được ký giữa A với B phải sử dụng nhóm F (phổ biến là FOB) và hợp đồng được ký giữa B với C phải sử dụng nhóm C (phổ biến là CIF).
  2. Luôn luôn book tàu qua Forwarder (không book trực tiếp với hãng tàu) để được phát hành House B/L và đề nghị Forwarder làm Switch B/L dễ dàng hơn.
  3. Nên lựa chọn phương thức thanh toán càng đơn giản càng tốt. Cả hai hợp đồng giữa A với B và giữa B với C đều thanh toán bằng T/T hoặc hợp đồng giữa A với B thanh toán bằng L/C và hợp đồng giữa B với C thanh toán bằng T/T.

Xem thêm: [FULL] Incoterms 2020 tiếng Việt và chi tiết nghĩa vụ của các bênT/T là gì? Quy trình Chuyển tiền trong xuất nhập khẩu hoặc L/C là gì? Quy trình thanh toán L/C trong xuất nhập khẩu

3.       Quy trình thực hiện Switch B/L

a)    Vận đơn 1 (vận đơn ảo):

Sau khi ký hợp đồng mua bán với cả A và C, người trung gian B yêu cầu người bán A ở Ấn Độ giao hàng và chỉ định Forwarder phát hành B/L cho mình như sau:

  1. Shipper: Người bán A
  2. Consignee: Người trung gian B (nếu thánh toán T/T) hoặc Ngân hàng phát hành L/C cho B (nếu thanh toán L/C và nội dung L/C cần ghi chú chấp nhận House B/L)
  3. Cảng bốc hàng: Ấn Độ
  4. Cảng dỡ hàng: Việt Nam

Tuy nhiên hàng không được vận chuyển về Việt Nam như thông tin trên B/L mà người bán A nhìn thấy mà thực tế được vận chuyển thẳng đến Mỹ theo yêu cầu của người trung gian B.

b)    Vận đơn 2 (được Switch từ vận đơn 1):

Sau khi vận đơn 1 được phát hành và A đã giao hàng cho B tại cảng Ấn Độ. Người trung gian B tiến hành thanh toán cho người bán A và nhận được đầy đủ bộ chứng từ giao hàng. Lúc này lô hàng hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của B, người trung gian B yêu cầu Forwarder tiến hành Switch B/L bằng cách hủy B/L 1 (bill ảo) đi và phát hành B/L mới (bill thật) với thông tin như sau:

  1. Shipper: Người trung gian B
  2. Consignee: Người mua C
  3. Cảng bốc hàng: Ấn Độ
  4. Cảng dỡ hàng: Mỹ
  5. Mô tả hàng không thay đổi (có thể thay đổi nếu cần)

Khi đã có được Switch B/L theo yêu cầu, người trung gian B tập hợp bộ chứng từ giao hàng mới (với các thông tin phù hợp với hợp đồng giữa B và C) gửi cho C để người mua C có thể nhận hàng tại cảng đến ở Mỹ.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *