Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu: Ai trả phí, ai được bồi thường? > EximShark.Com

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu: Ai trả phí, ai được bồi thường?

Trước tiên bạn cần nắm rõ vấn đề rằng: mặc dù hàng hóa phải đi qua 3 chặng (nội địa nước xuất khẩu – vận tải quốc tế – nội địa nước nhập khẩu) để đến được tay người nhập khẩu, tuy nhiên đa số trường hợp khi nói đến bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chính là nói đến việc mua bảo hiểm cho chặng vận tải quốc tế vì đây là chặng dài nhất và rủi ro nhất.

Để phân biệt rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi của bên bán và bên mua trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu thì bạn cần xem lại Incoterms một chút. Theo đó, địa điểm chỉ định (named place) sẽ xác định bên nào phải trả phí bảo hiểmđịa điểm giao hàng (delivery point) sẽ xác định bên nào được bảo hiểm bồi thường.

Ví dụ:

1.      Xét hợp đồng theo điều kiện FOB

Địa điểm chỉ định là cảng đi, do đó chi phí mua bảo hiểm (cho chặng vận tải quốc tế) thuộc trách nhiệm của bên nhập khẩu; Địa điểm giao hàng là boong tàu ở cảng đi, do đó quyền lợi được bảo hiểm bồi thường (khi hàng hóa gặp rủi ro ở chặng vận tải quốc tế) thuộc về bên nhập khẩu.

2.      Xét hợp đồng theo điều kiện CIF

Địa điểm chỉ định là cảng đến, do đó chi phí mua bảo hiểm (cho chặng vận tải quốc tế) thuộc trách nhiệm của bên xuất khẩu; Địa điểm giao hàng là boong tàu ở cảng đi, do đó quyền lợi được bảo hiểm bồi thường (khi hàng hóa gặp rủi ro ở chặng vận tải quốc tế) thuộc về bên nhập khẩu.

Tất nhiên không phải mọi lô hàng xuất nhập khẩu đều phải mua bảo hiểm, người ta thường chỉ quan tâm đến bảo hiểm khi hàng hóa được vận tải bằng đường biển. Thêm nữa, trong số 11 điều kiện Incoterms 2020 thì chỉ có 2 điều kiện bắt buộc người xuất khẩu phải mua bảo hiểm (điều kiện CIF, CIP), còn với 9 điều kiện còn lại việc mua bảo hiểm hay không tùy thuộc vào người xuất khẩu (điều kiện DAP, DPU, DDP) và người nhập khẩu (điều kiện EXW, FCA, FOB, FAS, CFR).


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *