Mã HS code là gì? Các nguồn tra mã HS được nhân viên sử dụng trong thực tế > EximShark.Com

Mã HS code là gì? Các nguồn tra mã HS được nhân viên sử dụng trong thực tế

Bạn có thể hiểu đơn giản rằng mọi hàng hóa mua bán trên thế giới được tổng hợp theo 1 danh mục gọi là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (Hệ thống HS). Danh mục này được phân chia thành các Phần, Chương, Nhóm, Phân nhóm (và có thể có Phân nhóm phụ) và quy ước thành 1 dãy số (gồm 08 đến 10 chữ số) để dễ dàng xác định được loại hàng hóa mà bạn đang xuất nhập khẩu, dãy số đó gọi là mã HS.

1.      Mã HS code là gì?

Định nghĩa: Mã HS là mã số dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới theo hệ thống HS (Harmonized Commodity Description and Coding System) do tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành.

Áp dụng:

08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan          21/01/2015

Điều 16. Phân loại hàng hóa

1. Phân loại hàng hóa để xác định tên gọi, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

2. Việc phân loại hàng hóa căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa.

14/2015/TT-BTC Hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu     30/01/2015

Điều 4. Nguyên tắc phân loại hàng hóa

1. Một mặt hàng chỉ có một mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

2.      Cấu trúc mã HS?

– Phần: Trong bộ mã HS có tổng cộng 21 hoặc 22 Phần, mỗi phần đều có chú giải phần

— Chương: Gồm có 97 chương, mỗi chương đều có chú giải chương. 2 ký tự đầu tiên mô tả tổng quát về hàng hóa (thêm chương 98 và 99 dành riêng cho mỗi quốc gia)

— Nhóm: Bao gồm 2 ký tự, phân chia sản phẩm theo từng nhóm chung

—- Phân nhóm: 2 ký tự, được chia ra nhóm chung hơn từ nhóm

—– Phân nhóm phụ: 2 ký tự. Phân nhóm phụ do mỗi quốc gia quy định

Ví dụ:

Quả măng cụt có mã HS là: 0804.50.30 (thuộc Phần II, Chương 08, Nhóm 0804, Phân nhóm 0804.50, Phân nhóm phụ 0804.50.30 trong Hệ thống HS).

3.      Các nguồn để tra mã HS?

Theo nguyên tắc, việc xác định mã HS được quy định bởi Sáu (6) quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo quy định của chính phủ, tuy nhiên các quy tắc này khá dài dòng và rất khó áp dụng. Theo kinh nghiệm thực tế, bạn nên sử dụng theo tuần tự và đôi khi nên áp dụng kết hợp các cách tra cứu dưới đây để có được mã HS chính xác nhất.

1. Bạn tra cứu bằng các từ khóa liên quan đến hàng hóa trên google. Phương pháp này có thể đưa về cho bạn nhiều kết quả, bạn nên sử dụng để tham khảo kết hợp với các phương pháp khác để có được kết quả chính xác.

2. Sử dụng file Biểu thuế Xuất nhập khẩu Excel giúp tìm kiếm rất nhanh với lệnh “Ctrl+F”; bạn sử dụng “Find next” cho ra từng kết quả có chứa từ khóa và “Find all” cho ra tất cả các kết quả có chứa từ khóa.

Lưu ý:

Các file Biểu thuế được chia sẻ trên Internet có thể không được cập nhật kịp thời dẫn đến kết quả thiếu chính xác. Bạn nên đối chiếu lại với biểu thuế bản in hoặc website Tổng cục hải quan để chắc chắn về kết quả tra cứu.

3. Tra cứu bằng Biểu thuế Xuất nhập khẩu bản in mất nhiều thời gian, tuy nhiên nếu bạn tra cứu nhiều mặt hàng hoặc mặt hàng có thông tin phức tạp thì bản in sẽ giúp bạn bao quát tốt khi tìm kiếm và đọc thông tin.

4. Bạn truy cập địa chỉ https://www.customs.gov.vn/SitePages/Tariff.aspx để tra cứu. Cách này khó bao quát thông tin, khó so sánh nhiều kết quả. Bạn nên sử dụng để đối chiếu lại kết quả sau khi đã sử dụng Biểu thuế Excel hoặc google.

4.      Tạm kết

Mã HS của bất cứ hàng hóa nào đều được thống nhất phân loại theo Hệ thống HS nên sẽ giống nhau trên toàn thế giới tính đến Phân Nhóm (đến 06 chữ số), các chữ số còn lại có thể khác nhau tùy theo từng quốc gia.

Về lý thuyết mỗi mặt hàng chỉ có một mã HS duy nhất do đó mã HS nước xuất khẩu sử dụng phải giống với mã HS của nước nhập khẩu (tính đến Phân Nhóm). Bạn nên lưu tâm để mã HS của lô hàng phải thống nhất để không gây rắc rối trong khâu khai báo hải quan và tính thuế xuất nhập khẩu.

Xem thêm: [CASE STUDY] Tra mã HS với file Biểu thuế Excel kết hợp google


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *